Đua giảm giá, ô tô thương hiệu nào được người Việt chọn mua nhiều nhất?
Chia sẻ với Thanh Niên, anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông có lan truyền thông tin rằng trên bầu trời đêm nay 28.2, sẽ xảy ra hiện tượng 7 hành tinh thẳng hàng.Tuy nhiên theo anh Lộc, có nguồn tin đã đưa thêm nhiều thông tin thiếu chính xác dẫn đến sự kiện "được đẩy đi quá xa".Nói về vấn đề này, anh Lộc cho biết các hành tinh được hình thành trong một đĩa khí bụi dẹt quay quanh mặt trời ở trung tâm, gọi là đĩa tiền hành tinh. Do đó mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng nhau. Nếu lấy mặt phẳng bất biến của hệ mặt trời làm chuẩn thì quỹ đạo các hành tinh nghiêng một góc không quá 2° so với nó, chỉ trừ quỹ đạo của sao Kim nghiêng 2,19° và của sao Thủy nghiêng 6,34°. Vì vậy các minh họa về hệ mặt trời trong thực tế đều thể hiện nó gồm nhiều quỹ đạo hành tinh đồng tâm lồng vào nhau trên cùng một mặt phẳng.Vì trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng trong 1 năm nên nhìn từ trái đất, mặt trời di chuyển trên bầu trời thành một đường tròn khép kín gọi là Hoàng đạo. Do quỹ đạo các hành tinh gần như đồng phẳng như vậy, cho nên khi nhìn từ trái đất chúng dường như di chuyển trên một dải vùng trời nằm không quá xa Hoàng đạo, gọi là Hoàng đới. Vì thế khi quan sát vào ban đêm các hành tinh dường như nằm thẳng hàng dọc theo Hoàng đới. Cần lưu ý rằng đây chỉ là sự thẳng hàng biểu kiến khi nhìn từ trái đất, chứ trong thực tế các hành tinh cách nhau rất xa và không thẳng hàng với nhau trong không gian."Hiện tượng này cũng không hề hiếm gặp. Vì tốc độ di chuyển của các hành tinh trên Hoàng đới không giống nhau, nên thời điểm có thể quan sát được chúng trên bầu trời đêm mỗi năm là khác nhau", anh Lộc thông tin.Ví dụ như sao Hỏa đi khoảng 2 năm hết một vòng trời, sao Mộc là gần 12 năm và sao Thổ là hơn 29 năm. 3 hành tinh này có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo trái đất nên có thể quan sát được vào ban đêm. Trái lại, sao Thuỷ và sao Kim nằm ở phía trong quỹ đạo trái đất nên nó nằm khá gần mặt trời trên bầu trời và chỉ có thể quan sát được vào lúc sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Dẫu vậy, nếu các hành tinh này cùng xuất hiện trên bầu trời thì ta đều có thể nhận ra chúng nằm gần như thẳng hàng trên Hoàng đới.Chuyên gia cho biết không chỉ riêng gì tối ngày 28.2 mà trong khoảng thời gian này của năm nay các hành tinh đang cùng xuất hiện trên bầu trời đêm, tức là cùng nằm trên một bán cầu về phía đông của mặt trời. Nói cách khác, sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể nhìn thấy được cả 7 hành tinh khác trong hệ mặt trời.Hôm nay 28.2 là mùng 1 tháng hai âm lịch cho nên là một ngày không trăng. Điều này khiến cho bầu trời đêm lại càng dễ quan sát vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Ngay sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể thấy được sao Thủy và sao Thổ ở gần nhau trên chân trời phía tây. Nằm ngay gần sao Thủy là sao Hải Vương, tuy nhiên hành tinh này quá xa cho nên chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính thiên văn. "Dẫu vậy, bầu trời lúc hoàng hôn vẫn còn quá sáng nên sao Hải Vương trong thực tế là không thể quan sát được. Cao hơn một chút là sao Kim có sắc vàng rất sáng. Ngẩng đầu lên ta có thể thấy được sao Mộc có ánh sáng vàng nằm ngay gần thiên đỉnh. Nằm ngay thiên đỉnh là sao Thiên Vương nhưng chỉ có thể quan sát được qua kính thiên văn. Lúc này, trên chân trời phía đông, ta có thể thấy được sao Hỏa với sắc đỏ", nghiên cứu viên Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, anh Phạm Vũ Lộc hướng dẫn.Càng về đêm bầu trời chuyển dần về phía tây và ngày càng tối hơn. Các hành tinh nằm gần mặt trời cũng đã lặn theo mặt trời. Đầu tiên là sao Thuỷ, sao Thổ và sao Hải Vương và sau đó là sao Kim. Lúc này, sao Hỏa sẽ lên cao dần trên bầu trời và sao Thiên Vương sẽ càng nhìn được rõ hơn qua kính thiên văn do nền trời đã tối hơn.Vị trí của các hành tinh như trên thay đổi từ từ hằng ngày theo thời gian cho nên không chỉ tối ngày 28.2 mà những ngày tiếp theo đều có thể quan sát được như vậy. Có những hành tinh sẽ bị mặt trời vượt qua trong thời gian tới ví dụ như sao Thổ nên không thể thấy chúng được nữa cho đến nhiều tháng sau. Đặc biệt 2 hành tinh là sao Kim và sao Thủy di chuyển khá nhanh so với các hành tinh khác trên bầu trời nên thời gian nhìn được chúng cũng thay đổi liên tục.Quan sát các hành tinh là một trong những hoạt động thú vị của những người đam mê thiên văn học. Tuy vậy việc hiểu rõ chuyển động của chúng cũng như các điều kiện quan sát là rất cần thiết.Những hành tinh dù sáng nhưng lại gần mặt trời như sao Thủy, sao Kim có khi lại khó quan sát hơn các hành tinh vòng ngoài như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa. Đó là 5 hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường mà là người đã biết đến từ thời cổ đại. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương là 2 hành tinh được phát hiện sau khi con người phát minh ra kính thiên văn nên chỉ có thể quan sát được chúng qua kính thiên văn.Theo anh Lộc, điều kiện quan sát cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bầu trời lý tưởng phải không có mây, ít ô nhiễm ánh sáng hay bụi mịn. Đối với các hành tinh ở gần mặt trời thì ánh sáng lúc hoàng hôn cũng là mờ chúng đi rất nhiều. Do vậy, quan sát các hành tinh mặc dù không khó và có thể không cần các thiết bị chuyên dụng nhưng cần kinh nghiệm và sự kiên nhẫn của những người đam mê.Anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cũng chia sẻ về hiện tượng 7 hành tinh xuất hiện cùng một thời điểm trên bầu trời, khi nó ở cùng một phía của mặt trời theo hướng nhìn từ trái đất nhìn từ trái đất.Anh Tuấn cho biết tượng này hiếm ở việc các hành tinh có vận tốc quay quanh mặt trời theo các vận tốc khác nhau nên thời điểm chúng đều nằm ở cùng một phía như thế này ít khi diễn ra. Dĩ nhiên hiện tượng này là có chu kì và có thể được tính toán dự báo thời điểm trước. Về yếu tố thẳng hàng, các hành tinh quanh mặt trời gần với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời, vì thế vị trí của các hành tinh trên bầu trời luôn lân cận đường Hoàng đạo, nên lúc nào chúng cũng gần như thẳng hàng trên bầu trời dọc theo đường Hoàng đạo. "Vì thế không có sự thẳng hàng nào đặc biệt diễn ra vào hôm nay cả. Chỉ là thời điểm này có thể thấy được cả 7 hành tinh cùng lúc. Tuy nhiên hầu như không thể quan sát được sao Thủy và sao Thổ nếu hướng tây bị che chắn nhiều và có nhiều mây", anh Tuấn cho biếtSao Thiên Vương và Hải Vương cũng không thể quan sát được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhìn qua kính thiên văn hoặc ống nhòm, nhưng cần phải có sự định vị chính xác của chúng trên bầu trời bằng các phần mềm hỗ trợ. Các hành tinh mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường là sao Kim, sao Mộc và sao Hỏa và chúng vẫn có thể thấy được dễ dàng nhiều tuần sau đó. Nên chúng ta không cần phải tiếc nuối nếu ngày 28.2 này không quan sát được các hành tinh sáng này do thời tiết xấu.Giá điện tăng, lợi nhuận doanh nghiệp thép giảm thêm 23%
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Hàng không khó khăn, đơn vị dịch vụ mặt đất vẫn lời trăm tỉ
Trong nước, mô hình dự báo giá xăng dầu của Viện Dầu khí Việt Nam tính toán, tại kỳ điều hành giá chiều mai (4.4), giá xăng dầu trong nước có thể tăng nhẹ. Theo đó, mức tăng được dự báo khoảng từ 160 - 290 đồng/lít/kg. Dự báo này chưa bao gồm Quỹ bình ổn giá xăng dầu và các loại thuế, phí khác nếu có thay đổi.
Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Bài viết được đánh máy trên khổ giấy A4.
Gần 60 triệu đồng hỗ trợ người mẹ trẻ đơn thân bị liệt hai chân
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.